Xin chào cả nhà! Chúc mọi người một buổi sáng tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho một ngày mới và một tuần làm việc mới!
Vì muốn lời chúc này không phải là một lời chúc suông, nên hôm nay Mẹ Lười muốn gửi đến cả nhà một số mẹo 2 trong 1 để vừa có thể tỉnh giấc dễ dàng mà không uể oải, lại vừa kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng trên giường mà chỉ mất có vài phút. Chắc những “đồng minh lười” ghét cay ghét đắng tiếng chuông báo thức, hoặc dậy rồi nhưng oải quá lại tặc lưỡi “nướng” thêm lúc nữa cho tới sát hoặc… quá giờ đi làm giống tôi sẽ thích chiêu này. Dĩ nhiên, nếu bạn là những “kẻ siêng hơn” thì vẫn nên áp dụng chiêu này để tỉnh táo một cách nhanh chóng, khỏe khoắn và dành nhiều thời gian hơn cho việc khác vào buổi sáng.
Đầu tiên, việc bạn cần làm là cài app S Mind C – chương trình báo thức bằng giọng nói kiêm cài đặt tiềm thức trên điện thoại thông minh. Sở dĩ tôi giới thiệu tới các bạn app này vì bản thân đã kiểm chứng được tính hiệu quả của nó sau một thời gian dài đau khổ mò mẫm thử nghiệm các thể loại chương trình báo thức có sẵn trên điện thoại cũng như trên kho ứng dụng của smartphone.
Bạn có từng trải qua cái cảm giác chỉ muốn với tay tắt điện thoại ngay và luôn mỗi khi nghe tiếng chuông báo thức để còn… ngủ tiếp không? Thậm chí nếu có đặt chế độ báo thức lại sau vài phút để bắt mình phải dậy cho bằng được vào thời điểm đã định, nhưng kết quả là, bạn vẫn tiếp tục tắt chuông sau … n lần để tiếp tục “nướng”? Rồi sau một thời gian, tự dưng bạn cảm thấy căm ghét tiếng chuông báo thức tới nỗi chỉ chớm nghe thấy nó thôi là đã muốn đập tan tành cái đồng hồ hoặc điện thoại để nó khỏi phá bĩnh giấc ngủ đang ngon lành của mình? Nếu đúng như vậy, xin hãy kiên nhẫn tiếp tục nghe tôi trình bày cách sử dụng cái app S Mind C này sao cho nó thực sự mang đến hiệu quả bạn mong đợi mà không bị “phản tác dụng” như chuông báo thức truyền thống nhé!
1. Sau khi hoàn tất cài đặt, các bước đồng ý điều khoản và cấp quyền sử dụng bạn hãy mở ứng dụng, nhấn vào biểu tượng dấu (+) bên phải màn hình để chọn thời gian muốn thức dậy.
2. Nhấn vào biểu tượng dấu (V) phía dưới góc phải màn hình để xác nhận thời gian đã chọn. Màn hình sẽ hiện ra khung thời gian bạn vừa cài đặt với một cái tên mặc định sẵn, hãy nhấn vào khung này để thực hiện các bước cài đặt tiếp theo.
3. Chọn nhạc chuông báo thức: bạn có thể chọn nhạc chuông báo thức sẵn có trong máy hoặc một bài hát ưa thích. Nên nhớ là chọn thể loại nhẹ nhàng dễ thương như tiếng chim hót, giọt nước rơi, tiếng đàn, sáo hoặc bản ballad chứ đừng chọn thể loại “sốc óc” như Hard Rock hay tiếng búa đập, bom nổ gì đó để tránh “nổi cơn” mà đập tan điện thoại nhé :D
4. Đặt tên khung thời gian: nhấn vào tên mặc định (phần chữ màu trắng nền đen) để thay đổi tên khung thời gian theo ý muốn. Ví dụ: đây là khung giờ bạn chọn để thức dậy, nên có thể đổi thành “Chào buổi sáng!”, “Chào ngày mới!”, “Wake up, baby!” hoặc cái tên hay ho, dí dỏm nào đó mà bạn nghĩ ra để tạo năng lượng tích cực đầu ngày. Cái tên này nên ngắn gọn súc tích, dưới 10 từ để dành thời gian cho nội dung phía sau.
5. Đặt nội dung: Phía dưới tên khung thời gian là nội dung (chữ đen nền trắng). Thường thì app đã gợi ý sẵn cho bạn một vài nội dung theo phong cách NLP (NLP là gì thì bạn có thể Google nhé!).
Tuy nhiên, tôi cũng xin cảnh báo rằng, nội dung sẵn có này có thể khiến bạn muốn … ngủ thêm vì nghe nó êm dịu và không phù hợp với mục đích tỉnh giấc của bạn. Cá nhân tôi thấy nội dung này khá hay nhưng chỉ thích hợp để nghe vào thời gian cà phê – điểm tâm buổi sáng, lúc bạn đã hoàn toàn tỉnh táo và sẵn sàng để “thẩm thấu”. Đó cũng chính là lý do tôi ở đây để giúp bạn: sáng tạo một nội dung phù hợp với mục đích tỉnh giấc không uể oải!
Và đây chính là nội dung gợi ý của tôi:
“Bạn hãy nằm yên trên giường, hít thở thật sâu. Hít vào, thở ra thật chậm rãi... Một cái, hai cái, ba cái, bốn cái, năm cái, sáu cái, bảy cái, tám cái, chín cái, mười cái, ...
Cảm nhận đôi mắt còn đang ngái ngủ. Cảm nhận bộ não còn chưa tỉnh táo. Cảm nhận thân thể còn chưa muốn ngồi dậy...
Hãy đưa hai tay lên xoa tai. Dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp vào tai rồi vuốt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Một cái, hai cái, ba cái, bốn cái, năm cái, sáu cái, bảy cái, tám cái, chín cái, mười cái, ... Tai bạn đã nóng lên chưa nào?
Tiếp theo, hãy đưa mười đầu ngón tay lên vuốt tóc, từ trước trán ra sau gáy. Hãy để mười đầu ngón tay tiếp xúc trực tiếp và nhẹ nhàng lên da đầu. Một cái, hai cái, ba cái, bốn cái, năm cái, sáu cái, bảy cái, tám cái, chín cái, mười cái, …
Bạn đã bắt đầu tỉnh ngủ chưa? Nếu vẫn chưa tỉnh, hãy chà xát hai tay vào nhau cho thật nóng rồi đưa lòng bàn tay lên áp vào hai mắt. Sau đó dùng hai ngón giữa massage xung quanh vùng giữa hốc và cầu mắt. Một cái, hai cái, ba cái, bốn cái, năm cái, sáu cái, bảy cái, tám cái, chín cái, mười cái, ….
Bạn đã tỉnh táo hơn rồi phải không nào? Giờ hãy vòng hai tay ôm lấy đầu gối và cuộn người ngồi dậy như con mèo rồi lại nằm xuống, tay vẫn ôm đầu gối. Lặp lại động tác này nhiều lần cho đến khi bạn có thể ngồi hẳn dậy mà không cảm thấy mệt mỏi. Một cái, hai cái, ba cái, bốn cái, năm cái, sáu cái, bảy cái, tám cái, chín cái, mười cái, ...
Giờ thì bạn ngồi dậy được và đã tỉnh ngủ rồi phải không nào? Hãy từ từ đứng dậy, mở cửa sổ hoặc ra ngoài ban công để hít thở không khí trong lành rồi vào rửa mặt, uống một ly nước ấm cho tỉnh táo hoàn toàn nhé!”
Tiếp theo, hãy nghe tôi giải thích nguyên lý khoa học cho từng hoạt động trong nội dung này:
Để kiểm chứng hiệu quả “chuỗi hoạt động đánh thức” này, bạn hãy copy & paste nó vào phần nội dung trong app của bạn và thử thực hành xem kết quả như thế nào? Bạn có thể chỉnh sửa một chút hoặc sáng tạo nội dung mới cho phù hợp với sở thích của mình. Với tôi, bài thực hành này thực sự mang lại hiệu quả. Nó có thể giúp tôi tỉnh táo ngay cả khi đêm hôm trước ngủ không đủ giấc do con quấy hay mải mê suy nghĩ về một vấn đề nào đó, và duy trì sự tỉnh táo ấy ít nhất là đến hết buổi sáng. Còn nếu muốn tỉnh táo nguyên cả ngày, thậm chí không cần ngủ trưa, thì bạn nên lựa chọn thêm một trong các hoạt động nhẹ nhàng dưới đây:
Có một lưu ý ngoài lề cho mọi người khi sử dụng app S Mind C như sau:
Mặc dù hướng dẫn các bạn cụ thể là vậy, nhưng trong quá trình thao tác chúng ta vẫn có thể gặp chút “vấn đề kỹ thuật”. Mặc dù vậy, nó khá đơn giản các bạn chịu khó mày mò chút là sẽ làm được thôi! Ngoài ra, tôi không phải là kỹ sư máy tính hay bác sĩ, nhà khoa học, huấn luyện viên thể dục, mà chỉ là một kẻ ngoại đạo với khát khao tìm hiểu và chia sẻ. Cho nên nếu trong bài có sử dụng các thuật ngữ hay khái niệm chưa “chuẩn chỉnh” thì xin hãy thứ lỗi cho “tại hạ” vì dám múa rìu qua mắt thợ, đồng thời rất mong nhận được những góp ý từ các chuyên gia thực sự trong lĩnh vực liên quan để “tại hạ” có thể cải tiến được những “ngu kiến” của mình. Mong rằng “chiêu đánh thức” này thực sự hữu ích với nhiều người (nếu có ích, xin hãy cho một hoặc một câu phản hồi). Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn cá nhân/tổ chức đã tạo ra app S Mind C rất hay và tiện dụng. App này còn rất nhiều tiện ích tuyệt vời và các cách cài đặt nhắc nhở khác không được nêu trong bài do không liên quan đến chủ đề. Hy vọng sẽ có dịp giới thiệu tới mọi người những tiện ích khác của ứng dụng trong những bài viết sau.
Mẹ Lười xin chào và hẹn gặp lại!
Comment