Trên hành trình trải nghiệm “làm cha mẹ”, chắc hẳn không ít “ông bô bà bô trẻ” từng lo lắng về xu hướng giới tính của con mình, hoặc có lúc từng “nghẹn khoai” khi phát hiện ra con có vấn đề bất thường về giới tính.
Dĩ nhiên trong số chúng ta sẽ có những người rất “mở”, hoàn toàn không đặt nặng vấn đề này và tôn trọng lựa chọn của con mình. Điều đó rất tuyệt vời và đáng để học hỏi. Thế nhưng, phần lớn chúng ta đều mong con cái sẽ “như mình”, nghĩa là sẽ có một xu hướng giới tính bình thường, sẽ yêu đương, kết hôn và sinh con đẻ cái “bình thường” theo quan điểm “thông thường”. Bởi thế, nỗi lo lắng trên mới có đất để tồn tại chứ!
Không sao cả! Tôi cũng giống như bạn mà thôi. Là mẹ của cậu con trai hơn 9 tuổi, tôi cũng từng thấp thỏm khi ông con hồi nhỏ “men lì” bao nhiêu thì càng lớn càng ít mạnh mẽ và ít ra dáng con zai như mấy cậu bạn cùng lớp bấy nhiêu, không thích các môn thể thao mạnh như bóng đá, bóng rổ, càng ngày càng ít chơi với các bạn nam vì hay bị bắt nạt, càng ngày càng thích chơi với mấy bạn nữ vì … được chiều ;D. Thậm chí có thời điểm tôi từng hoảng hồn khi cô giáo chủ nhiệm lớp 3 kể cậu từng đòi … kiss một bạn nam để làm lành sau một vụ cãi nhau. Sau khi tìm hiểu cặn kẽ, tôi mới biết nguồn gốc vấn đề là do ông con tình cờ xem được một đoạn phim Hàn xẻng trong đó có một đôi trai gái “hun nhau” để làm lành sau khi to tiếng, nên ổng hiểu đó là hành động thể hiện tình cảm và làm lành mà không hề để ý rằng đối tượng thực hiện hành động lúc đó là 1 nam vs 1 nữ (T-T). Và rồi ổng đem áp dụng “công thức làm lành” này với tất cả mọi người, không phân biệt nam-nữ-già-trẻ-gái-trai, chứ không riêng gì với mấy cậu bạn trong lớp. Tôi đã phải có một buổi “coaching” hẳn hoi cho ổng về vấn đề này thì ổng mới stop hành động làm lành kỳ cục kia lại.
Sau vụ này thì tim tôi tạm thời được thả lỏng được một thời gian. Năm nay ông con lên lớp 4, bắt đầu được tiếp cận sớm với môn Giáo dục giới tính ở trường. Một hôm đi học về, ổng bất chợt hỏi tôi:
Nghe câu này tôi hơi bất ngờ và mở cờ trong bụng vì có vẻ ông con đã “nhớn”, chắc mình cũng không cần phải lo về xu hướng giới tính của ổng nữa. Tôi bèn trả lời con:
Ai dè niềm vui ngắn chẳng tày gang. Tưởng ổng sẽ hỏi tiếp “tiền hôn nhân” là gì để tôi có cơ hội “nhồi thêm kiến thức” cho ổng, thì nghe xong ổng ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi tiếp:
Quả thực lúc đó tôi đơ mất mấy giây. May sao sau khoảng 3 giây rơi vào trạng thái “thiền định” thì một ý nghĩ chợt lóe ra trong đầu. Tôi bèn hỏi ngược lại ổng:
Cậu gật đầu và mắt dần mở to chăm chú. Thấy thế, tôi tiếp tục hỏi:
Ngẫm một lúc, cậu trả lời:
Tôi lại tiếp:
Đến đây cậu ngậm hột thị hơi lâu. Tôi đành phải lấy ví dụ:
Cậu gật.
Đến đây thì cậu hồ hởi đáp:
Kết thúc buổi trò chuyện với ông con, tôi bỗng dưng nhẹ nhõm thấy lạ, như thể vừa vứt đi được tảng đá vô hình đã đè nặng lên mình bấy lâu. Và cũng từ hôm ấy, có một sự thay đổi rõ rệt ở cậu dù đôi khi hơi quá lố. Có lúc nựng con, tôi vô tình khen ổng là “xinh trai”, ổng nói luôn:
Sang nhà ngoại ăn cơm, tôi bảo ổng dùng tạm đôi đũa trẻ em màu hồng vì nhà bà không còn đôi nào khác thì ổng cất ngay, lấy đũa của người lớn ra rồi nhăn nhó:
Rồi khi thấy cậu em trai không nhường đồ chơi cho bé gái hàng xóm, ổng mắng:
Và dạo này, mỗi khi thay quần áo đi học là cậu tự động mặc “sịp” chứ không cần phải nhắc khản cổ như trước nữa…
Đấy, bạn thấy không? Nếu bạn lo lắng cho con về xu hướng giới tính của chúng 1, thì chúng còn hoang mang về giới tính của bản thân hơn bạn gấp 10. Cho dù những điều chúng thể hiện ra bên ngoài có vẻ ngược lại với giới tính ban đầu khi được sinh ra, thì chưa chắc chúng đã muốn lựa chọn nó làm giới tính vĩnh viễn. Thực ra chúng hành xử như vậy chỉ là do chưa đủ trải nghiệm để hiểu rõ bản thân, chưa biết mình thực sự cần gì và muốn gì. Hoặc có thể do chúng bị bạn bè lôi kéo, muốn học đòi những cái mới lạ, muốn nổi loạn để chống đối lại cha mẹ - những người luôn áp đặt chúng, hoặc muốn che giấu đi những tổn thương về mặt tinh thần. Ở giai đoạn còn non nớt yếu đuối ấy, điều chúng thực sự cần là một người dẫn đường đáng tin cậy, người có thể giúp chúng định hướng tương lai (bao gồm cả nghề nghiệp, giới tính, và quan điểm sống), chứ không phải là một người chỉ huy luôn muốn chúng phải làm theo mệnh lệnh.
Có rất nhiều cách để bạn có thể trở thành người dẫn đường đáng tin cậy cho con. Mong rằng cách mà tôi đã áp dụng trong câu chuyện trên sẽ là một trong những cách giúp ích được cho bạn không chỉ trong vấn đề giáo dục giới tính cho con. “Câu hỏi chính là câu trả lời”. Mẹ Lười tôi đây chỉ làm mỗi việc là giúp con đặt ra các câu hỏi và để chính con tự trả lời. Câu trả lời mà con tự tìm ra sẽ có sức thuyết phục hơn rất nhiều lần so với câu trả lời mà bạn cung cấp sẵn cho chúng. Đôi khi sẽ có những câu trả lời mà chúng không thể tìm thấy ngay đáp án, nhưng trên hành trình đi tìm câu trả lời ấy, chúng sẽ học được vô vàn điều mới mẻ để trưởng thành. Và thêm một điều nữa, cho dù con bạn có lựa chọn đáp án nào, thì xin hãy cứ tôn trọng sự lựa chọn của chúng trước đã. Nếu bạn cho rằng lựa chọn đó là nguy hiểm và không phù hợp với con, thì hãy tìm hiểu lại con mình kỹ hơn, rồi tìm cách đặt câu hỏi khác phù hợp hơn để giúp chúng định hướng lại, hoặc hãy để chúng được trải nghiệm, rồi chúng sẽ tự tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất.
Chúc các bạn sẽ nghĩ ra được nhiều câu hỏi hay cho con mình, và đừng quên kể lại ở phần comment trên Fanpage “Góc nhà mình” để những bạn bè khác và tôi được học hỏi thêm nhé! Chúc cả nhà ngày cuối năm bình an và thư thái!
~ Mẹ Lười~
Comment